Phân tâm học và cuộc chiến với con rồng nội tâm
Chúng ta khiến cho cái được gọi là "số phận" trở nên tích cực hơn nhờ việc nhận biết và chuyển hoá các nội dung bên trong vô thức.
Các rối loạn về tâm thần không đơn giản chỉ là sự thiếu hụt hormone trong cơ thể mà dường như gốc rễ của biểu hiện này là những vấn đề bên trong vô thức.
1. Phân tâm học là gì
Phân tâm học Psychoanalysis là một chuyên ngành của tâm lý học, là các lý thuyết và kỹ thuật trị liệu dựa trên việc nghiên cứu vô thức, nó đã tạo thành một phương pháp lâm sàng để điều trị các rối loạn tâm lý. Ngành học này được thành lập bởi nhà thần kinh học Sigmund Freud vào đầu những năm 1890.
Phân tâm học cổ điển của Freud là một phương pháp trị liệu mà người bệnh nhân sẽ nói ra những ý nghĩ của mình, những giấc mơ, đặc biệt là những hình ảnh tưởng tượng một cách tự do để vô thức của họ bộc lộ,
từ đó nhà phân tâm sẽ rút ra những diễn giải và nhận định về những điều bên trong vô thức đang gây ra các vấn đề trong cuộc sống của bệnh nhân.
Phân tâm học sau đó được phát triển theo nhiều hướng khác nhau, chủ yếu là bởi các sinh viên của Freud, chẳng hạn như Alfred Adler, Carl Gustav Jung, Erich Fromm. Mà trong đó Jung là một cái tên rất quan trọng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
2. Tâm lý học chiều sâu Carl Jung.
Jung là một học trò, đồng nghiệp của Freud nhưng có nhiều quan điểm khác Freud.
Đây là sơ đồ tâm thức bên này là của freud, bên này là của Jung.
Nhìn vào đây chúng ta thấy cả Jung và Freud đều công nhận sự tồn tại của vô thức, đó là cái cơ bản nhất của phân tâm. Nhưng Freud coi vô thức bao gồm tiềm thức và vô thức, còn Jung thì coi vô thức bao gồm vô thức thuộc cá nhân và vô thức của tập thể. Freud thì không đồng tình với ý tưởng về vô thức tập thể này, và các thành phần khác bên trong nữa.
Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ nó sau. Trước tiên sẽ hiểu vô thức và ý thức là gì trước.
Ý Thức
Một cách đơn giản nhất, ý thức là sự nhận thức (awareness). Nó là trạng thái tỉnh táo, quan sát và ghi nhận những gì diễn ra trong thế giới xung quanh và nội tâm. Ý thức của bạn lúc này đang ghi nhận và làm việc với thông tin nó đang nghe được từ video này.
Dĩ nhiên con người không chỉ là sinh vật duy nhất có ý thức trên hành tinh này. Động vật khác cũng có ý thức, bởi vì rõ ràng chúng có thể quan sát và phản ứng trước môi trường sống theo những cách của riêng chúng.
Sự nhạy cảm của cây cỏ trước môi trường cũng có thể được coi như một hình thức sơ khai của ý thức.
Khi một trẻ mới sinh ra, đứa bé mở mắt và nhìn xung quanh phòng. Rõ ràng đây là một dấu hiệu của ý thức. Con mắt là một biểu hiện của ý thức. Sự sinh động và chuyển động của nó là tín hiệu của một sinh vật có nhận thức đang quan sát thế giới.
Dĩ nhiên ý thức không phải chỉ phụ thuộc vào cái nhìn, mà cả các giác quan khác. Trong tử cung, trước khi mắt của đứa bé hoạt động, nó đã ghi nhớ các âm thanh, phản ứng với những tiếng nói và âm nhạc và biểu lộ một mức độ đáp ứng đáng kể. Chúng ta chưa biết chính xác khi nào thì nhận thức của đứa bé đủ để có thể gọi là ý thức nhưng nó chắc chắn là sớm và ở trong giai đoạn trước khi đứa trẻ được sinh ra.
Đối lập với ý thức là giấc ngủ sâu không mơ, trong giấc ngủ sâu chúng ta không nhớ và nhận biết gì cả đó chính là trạng thái vô thức.
Vô Thức
Con người sở hữu nhiều thứ mà bản thân không tự đạt được mà được thừa hưởng từ tổ tiên của mình. Chúng ta không sinh ra như một tabula rasa [tấm bảng trắng], mà được sinh ra với một vô thức. Chúng ta mang theo mình những cấu trúc được tổ chức và sẵn sàng hoạt động theo một cách đặc thù của con người có được nhờ hàng triệu triệu năm phát triển loài người…”.
- C.G. Jung.
Vô thức bao gồm tất cả những nội dung tâm thần nằm ngoài ý thức. Đây là phần rất rộng của nội tâm chúng ta, ý thức chỉ là phần bề mặt của một tảng băng khổng lồ.
Nhìn vào hình ảnh mô tả này thì trên mặt nước là ý thức, toàn bộ chìm bên dưới là vô thức. Bên trong, có con rắn, đại diện cho những mối nguy hại có thể tấn công và điều khiển ý thức. Bởi vì chúng ta không dám đối diện, hoặc chối bỏ nó, nên nó mới nằm trong vô thức, và vì thế không thể kiểm soát nó được.
Toàn bộ ký ức mà chúng ta có thể nhớ lại đều được nằm ở tầng nông của vô thức, và những ký ức mình không thể nhớ nổi nằm ở tầng sâu của vô thức, thậm chí ký ức của tổ tiên được nằm trong vô thức tập thể.
Cả cơ chế hoạt động của cơ thể cũng được diễn ra một cách tự động và vô thức, chúng ta không cần phải điều khiển để tim đập mà nó tự động đập như vậy.
“Vô thức không chỉ đơn thuần là những gì không biết mà thật ra nó còn là phần tâm thần không được biết; và chúng tôi xác định chúng... là tất cả những cái bên trong chúng ta mà nếu xuất hiện ở ý thức, sẽ không khác với những nội dung tâm thần được biết”.
Jung, Tổng Tập, Tập 8, đoạn 382.
Nghĩa là khi nội dung vô thức đã được nhận biết bởi bản ngã và nằm trong ý thức, ở đó chúng có thể được tiếp tục khảo sát và chiêm nghiệm bởi bản ngã, trong khi những nội dung tâm thần khác nằm ngoài ý thức tạm thời hoặc là gần như không bao giờ được nhận biết trong suốt cuộc đời của chúng ta.
Với Jung, vô thức bao gồm: Vô thức cá nhân và Vô thức tập thể.
Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm từ 1904-1910, thông qua các bài test liên tưởng từ của mình, Jung phát hiện ra vô thức cá nhân được cấu thành từ những tổ hợp mang sắc thái cảm xúc (complex), có thể gọi là những “nguyên tử” của tâm thần được tạo ra chủ yếu từ những chấn động (trauma) do xung đột giữa cái tôi và môi trường bên ngoài.
Jung đã đưa ra lý thuyết về vô thức tập thể thông qua việc nghiên cứu các thần thoại, các chuyện cổ tích, phân tích giấc mơ, nghiên cứu và điều trị y học, nghiên cứu các tôn giáo, giả kim thuật và từ đó phát hiện ra cổ mẫu (archetype) là yếu tố cấu thành nên vô thức tập thể.
Ví dụ khi nghiên cứu hàng vạn giấc mơ của các chủ thể ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, có những biểu tượng hay trải nghiệm có chung mô thức và ý nghĩa nên Jung đã cho rằng tất cả chúng ta đều kết nối và chia sẻ lẫn nhau tại một tầng sâu nhất trong vô thức gọi là vô thức tập thể.
3. Một số nguyên lý cơ bản của phân tâm học
Cách ứng xử của chúng ta bị tác động bởi những thôi thúc đến từ vô thức.
Ví dụ như bản năng cần ăn uống được lập trình sẵn, khi chúng ta đói thì có thể hành xử kiểu mệt mỏi hoặc khó chịu và muốn được ăn ngay. Đối với con vật thì nó có thể điên cuồng và ăn uống nhồm nhoàm.
Ngoài ra chúng ta chịu sự thôi thúc rất nhiều trong cuộc sống mà không chỉ là những bản năng cơ bản như vậy.
Ví dụ như khi chúng ta yêu một người nào đó, dù không muốn nhưng chúng ta vấn ấp úng hay ngại ngùng khi nói chuyện với họ.
Sự phát triển của tính cách bị ảnh hưởng cực lớn bởi sự kiện trong những năm đầu đời; Freud cho rằng nền móng tính cách phần lớn được tạo xong khi lên năm tuổi.
Cái này khá dễ hiểu, ngày nhỏ khi ý thức và bản ngã của chúng ta còn rất non nớt, nó dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và người thân lắm. Người ta hay bảo tổn thương đứa trẻ bên trong là vì thế.
Chúng ta đều sử dụng nhiều cơ chế tự vệ tâm lý liên quan đến vô thức để bảo vệ bản thân (tức là ý thức và bản ngã) khỏi sự khó chịu và đe doạ.
Có rất nhiều cơ chế, chúng ta sẽ nghiên cứu ở bài sau nhé.
Việc Mang thông tin từ vùng vô thức đến vùng ý thức có thể giải toả tâm trí và cho phép chúng ta giải quyết vấn đề.
Chẳng hạn chúng ta có một tiểu nhân cách (complex) được hình thành bởi cơ chế tự vệ của tâm lý. Khi một người bị chỉ trích và tổn thương quá mạnh, tâm lý của người này có thể sẽ hình thành một tiểu nhân cách đứng lên để kháng cự lại, phủ định những lời miệt thị dè bỉu nặng nề đó, nó có thể hơi ái kỷ và tiểu nhân cách này sẽ phản ứng khi nhận được tín hiệu là một lời chê nhẹ nhàng chẳng hạn. Nhân cách này sẽ đứng lên chiếm quyền kiểm soát ý thức có thể hành xử một cách khá ái kỷ để bảo vệ tâm lý khỏi tổn thương nó gặp trước đây dù lúc này chỉ gặp phải một tín hiệu chỉ trích nhỏ thôi. Và họ làm người thân của mình tổn thương.
Khi nhà phân tâm giúp họ nhận diện được mô thức bên trong này thì thân chủ có thể kiểm soát bản thân tốt hơn, xa hơn là trở nên không còn phản ứng quá mạnh với những tín hiệu nhỏ nữa.
Những rối loạn như như trầm cảm và lo âu thường có gốc rễ từ những xung đột giữa vô thức và ý thức.
Ví dụ cha mẹ thôi thúc bạn phải làm hay theo đuổi một cái mà bạn không thích, nhưng vì để hài lòng bố mẹ bạn đã phải kìm nén lại một cái khác mà bạn thích. Sau một thời gian bạn có thể bị kiệt sức khi khao khát bên trong không được thoả mãn và bị lờ đi. Ý thức bị buộc phải kìm nén, đẩy khao khát vào trong vô thức, và hệ quả là chúng ta có thể bị rối loạn.
Ngoài cảm thấy kiệt sức, không có niềm vui và đam mê, chúng ta cũng có thể có những tổn thương trong vô thức, từ đó dẫn tới thiếu động lực, trầm cảm, các loại rối loạn khác.
Một nhà trị liệu có năng lực có thể giúp mang một số thông tin từ vô thức sang vùng ý thức của chủ thể bằng cách sử dụng nhiều phương thức phân tâm như phân tích giấc mơ hoặc Tự do liên tưởng (Freud), Chủ động tưởng tượng (Jung), thôi miên….
Nguyên lý của các phương pháp này là để các hình ảnh, cảm xúc, biểu tượng hiện lên. Chỉ cần ý thức cởi mở và chủ động đón nhận, khơi mào bằng cách liên tưởng, tưởng tượng thì có thể vô thức sẽ hiện lên để ý thức chứng kiến và cảm nhận. Từ đó nhà trị liệu dựa vào kiến thức của mình để giúp cho chủ thể.
Còn thôi miên là phương pháp khiến ý thức thư giãn, sau đó chủ động đi vào và khám phá, thậm chí chỉnh sửa các nội dung bên trong vô thức. Đây là một chủ đề dài, chúng ta sẽ tìm hiểu sau nhé.
4. Biểu tượng rồng trong thần thoại bắc âu và kinh thánh. (Khác với rồng trong truyền thuyết Châu Á)
Trong kinh thánh, rồng đại diện cho satan, mọi cái ác, tội lỗi.
Trong Kinh Thánh, Rồng là tên hay sức mạnh của quỷ Satan. Rồng cai trị và sống trong Địa ngục.
Trong Khải huyền, rồng có 7 đầu 10 sừng, có thể mê hoặc, khiến con người đi vào đường tà. 7 đầu tượng trưng cho 7 đại tội, 10 sừng tượng trưng cho 10 tội nhỏ.
Rồng không quan tâm đến ai, kể cả chính nó.
Rồng trao quyền năng cho các con quái vật vươn lên từ vực thẳm.
Loài rồng không có thật trên thế giới, nhưng nó có thật trong tâm trí. Và các thần thoại sử dụng các câu chuyện và biểu tượng để phản ánh nội dung liên quan đến tâm thần của chúng ta.
Về mặt phân tâm học, rồng đại diện cho mọi bản năng. Từ bản năng mà tạo ra các tội lỗi và cái ác. “Rồng không quan tâm đến ai, kể cả chính nó”. Có nghĩa là vô thức. Bản chất của vô thức là không có lý tính, giống như được lập trình sẵn và cần được ý thức soi rọi và chỉnh sửa, lập trình lại.
Chốt lại, rồng trong kinh thánh đại diện cho những vấn đề bên trong vô thức của chúng ta.
Khi mà chúng ta cứ tìm sự thật ở bên ngoài, thì chúng ta sẽ nuôi dưỡng con rồng bên trong. Và nó sẽ dẫn tới những tai hoạ. Câu này của ai mình không nhớ, ai biết thì comment bên dưới nhé.
2. Trong thần thoại bắc âu
Còn trong các thần thoại trung cổ châu Âu, loài rồng biểu trưng có tai hoạ, trở ngại, phá hoại, nó bảo vệ kho báu. Thường sống nơi hẻo lánh, con người ít đặt chân đến.
Những câu chuyện này phản ánh hành trình đương đầu với khó khăn, chiến thắng con rồng để lấy được kho báu, đối diện với bóng tối trong vô thức của chính mình từ đó có được sự mở rộng của ý thức, sự tích hợp lớn hơn giữa ý thức và vô thức. Tai hoạ do phức cảm trong vô thức gây ra không còn nữa, đó là kho báu, phần thưởng đằng sau quá trình chiến đấu với chính mình yêu cầu sự dũng cảm và gian khổ.
Không có một satan nào hết, chỉ có sự thù ghét và đổ lỗi bên trong chúng ta đã tạo nên sự tiêu cực cho shadow bên trong vô thức tập thể. Không có cuộc chiến với một con rồng bên ngoài, mà cuộc chiến thực sự nằm bên trong mỗi chúng ta, con rồng là một khía cạnh của chính chúng ta.
Knowing your own darkness is the best method for dealing with the darkness of other people.